Xem toàn bộ bài vấn đạo: (dạng bản in chuẩn pdf, dạng web html)
- Đọc trực tiếp như sau:
Tham khảo:
Mê tín, lạc hậu - (Liễu Đức)
Sanh tử là một luật vô thường của nhân quả, chứ đâu phải do không cúng tế mà bệnh chết. Từ xưa đến giờ có nhà nào đến chùa cúng tế mà không có người bệnh chết đâu? Bởi vậy, con người thật yếu đuối, luôn dựa vào tha lực, nhưng tha lực có giúp được gì cho chúng ta đâu? Nếu cúng tế, yểm bùa mà không có người bệnh chết thì cũng nên làm. Cúng tế, yểm bùa rồi cũng có người chết, đó là người trong nhà con lập trường không vững, không thấu hiểu được luật nhân quả. Vậy hiện giờ con nên giữ tâm bất động để mặc họ, đến khi nào có xảy ra một điều gì thì con lấy đó mà chỉ cho họ rõ: Cúng tế cũng không thoát khỏi sanh tử và tật bệnh.
Nghi thức thờ cúng chùa Am
Thường mọi người từ xưa cho đến ngày nay cứ theo nghi thức thờ cúng tổ tiên, ông bà là cúng tế cho những vong linh tổ tiên, ông bà về thọ hưởng những thực phẩm mâm cao cỗ đầy. Những điều cúng tế như vậy đều đầy vẻ mê tín, mù quáng, lạc hậu. Trong thời đức Phật còn tại thế, mọi người được sự truyền thừa của tổ tiên cho rằng có 33 cõi Trời, mỗi cõi Trời có tên tuổi hẳn hoi như: Cõi Trời Quang Âm Thiên, Sơ Thiền Thiên, Nhị Thiền Thiên, Tam thiền Thiên, Tứ Thiền Thiên, Đâu Suất Thiên, v.v.. Trong kinh Trường Bộ tập I có một bài kinh tựa đề “Pháp Môn Căn Bản”, đức Phật dạy: “Ba mươi ba cõi Trời là cõi tưởng”, tức là ba mươi ba cõi Trời không có thật chỉ do người ta tưởng tượng ra.
Tác hại của mê tín
Con có câu hỏi về việc mê tín dị đoan và tác hại của nó, xin Thầy chỉ dạy để chúng con hiểu rõ: Hiện nay trong dân chúng, không loại trừ các công chức, trí thức, Đảng viên, đi cầu hồn để hỏi việc trong gia đình. Nhờ theo Thầy dạy đã lâu, con không tin và làm theo những việc như vậy, nhưng với những người quá tin vào những việc đó con không nói thẳng với họ được. Chỉ nghĩ rằng, khi cha mẹ còn sống nói thì chẳng nghe lời, đến khi cha mẹ đã đầu thai rồi, còn cứ gọi tới, gọi lui hỏi này, hỏi nọ, thật là phiền cha mẹ. Giả sử ông bà, cha mẹ đã đầu thai là con cháu trong nhà thì khi cúng quảy, cầu xin, cầu hồn có làm hại đến người đó không? Hại như thế nào?
Tác hại của việc đốt vàng mã
Đốt vàng mã, giáo lý Đạo Phật không có dạy điều này, cho đến việc cúng bái, tế lễ Đức Phật còn dạy điều này không có phước báo lợi lạc bằng giữ gìn năm giới: (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu). Bài kinh “Thập nhị nhân duyên” Đức Phật đã xác định không có linh hồn khi người đã chết. Nếu không có linh hồn thì đốt vàng mã cho ai sử dụng đây? Người thắp tâm hương (giới hương, định hương, tuệ hương, giải thoát tri kiến hương) có lợi ích cụ thể thiết thực hơn là người thắp hương bột vỏ cây. Người bỏ tiền ra in kinh sách dạy đạo đức không làm khổ mình khổ người ấn tống bố thí cho người khác, đó là sự lợi ích lớn cho người còn sống và người đã chết có lợi ích gì chăng?
Để lại ý kiến của bạn
Đăng nhập để góp ý
Góp ý kiến như là khách